. 4 MỨC ĐỘ LÀ:

Mức độ 1: (Nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được hoặc có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lý thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức.
Mức độ 2: (Thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. HS hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết.
Mức độ 3: Biết vận dụng kiến thức KN đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Mức độ 4: Là vận dụng kiến thức KN đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới.

B. QUY TRÌNH RA BÀI KIỂM TRA:

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

C. CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

  1. Dạng nhiều lựa chọn
  2. Dạng có/không; đúng/sai
  3. Đối chiếu cặp đôi
  4. Điền khuyết
  5. Câu hỏi ngắn
  6. Câu hỏi bằng hĩnh vẽ
  7. Điền đáp án

D. MỘT SỐ LƯU Ý

Sửa lần cuối: Thứ bảy, 19 Tháng 8 2023, 10:01 AM